Phone:
img:
priceRange:
C10 Bát Nàn, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức Quận 2, Hồ Chí Minhurl:
logo:
sameAs:
entry-content:
bookmark:
Hầu hết ai trong chúng ta đều nghĩ rằng da nhạy cảm là làn da rất dễ bị kích ứng. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng của da nhạy cảm khiến bạn nhầm lẫn. Điểm qua 10 dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm dưới đây để nhanh chóng tìm cho mình giải pháp chăm sóc hiệu quả!
Da nhạy cảm là được xem là loại da khó “đỏng đảnh” khó chăm sóc nhất. Vậy như thế nào được gọi là da nhạy cảm?
Da nhạy cảm – là khi lớp màng lipit (đây là lớp màng bảo vệ da khỏi trước tác động xấu của môi trường) bị suy yếu và dẫn đến công suất làm việc kém hiệu quả. Da nhạy cảm có tính di truyền, có thể kể đến các bệnh thường gặp như bệnh hồng ban, bệnh chàm hoặc, dị ứng da, viêm da cơ địa hoặc những người thường xuyên bị dị ứng.
Da nhạy cảm xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể như da mặt, da đầu, da tay,... Vậy nên, những ai sở hữu làn da cần lựa chọn kỹ càng sản phẩm chăm sóc da hoặc trong những ngày thời tiết giao mùa.
Nắm ngay những thông tin dưới đây để có chế độ chăm sóc da nhạy cảm phù hợp bạn nhé!
Bị ửng đỏ da là dấu hiệu phổ biến đối với những người có làn da nhạy cảm, nó có thể do các vấn đề bệnh lý ở da như rosacea hoặc do phản ứng của da với các hóa chất mỹ phẩm, thời tiết, môi trường thay đổi,...
Đối với triệu chứng da đỏ ửng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi có phương pháp điều trị hoặc ngừng sử dụng sản phẩm có chứa chất kích ứng da. Riêng với những người bị giãn mao mạch thì tình trạng mẩn đỏ có thể kéo dài, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng laser.
Da thường xuyên phát ban hoặc xuất hiện các vết sưng đỏ là dấu hiệu của da nhạy cảm. Nguyên nhân có thể do các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần gây kích ứng, chẳng hạn như các loại kem dưỡng da, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm,... Để tránh tình trạng trên, tốt nhất bạn hãy kiểm tra độ mẫn cảm của da với sản phẩm mới bằng cách thoa lên mặt trước cánh tay trước khi sử dụng cho da mặt. Đợi trong vòng 24 giờ và xem có bất biểu hiện phát ban hay sưng phồng nào hay không.
Làn da thường xuyên bị ngứa, căng tức là dấu hiệu trầm trọng hơn của làn da nhạy cảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn thường xuyên rửa mặt hoặc tắm bằng nước nóng. Bên cạnh đó, gãi hay cọ xát nhiều cũng khiến cho da mất đi lớp lipid bảo vệ làn da, kích thích da bị ngứa hoặc thậm chí gây nên các vết nhiễm trùng.
Để cải thiện tình trạng ngứa và căng tức, bạn hãy tắm với nước ấm và sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt kết cấu dịu nhẹ và kem dưỡng có chứa các thành phần thành phần ceramide.
Nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt, kem nền hay kem chống nắng, kem dưỡng ẩm dễ nổi mụn hoặc viêm và vết sưng đỏ thì đây là dấu hiệu của làn da nhạy cảm. Bởi người có da nhạy cảm thường có lớp màng bảo vệ da mỏng hơn làn da khác, khiến các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc gây kích ứng. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm có thành phần lành tính, phù hợp với da nhạy cảm.
Cũng tương tự như trên, hãy thoa sản phẩm lên da tay và đợi trong 24 giờ để xem phản ứng của da. Nếu da bạn có dấu hiệu ửng đỏ, châm chích hoặc nổi mụn, thì sản phẩm đó có chứa thành phần không hợp với làn da của bạn, nên ngừng sử dụng ngay.
Da khô bị mất đi khả năng bảo vệ cũng như không thể khóa ẩm dưới da. Thời tiết khô hay nhiều gió sẽ xuất hiện các vấn đề như: bong tróc, vảy, thậm chí là lột da.
Lúc này bạn không nên cố gắng lột các lớp da chết này bởi điều này sẽ gây ra nhiều đau đớn hay thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng, sẹo trên da. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm và có các biện pháp giúp da hạn chế tiếp xúc với những tác động xấu từ môi trường.
Không dùng kem chống nắng hoặc mặc quần áo kín đáo khiến làn da bạn sẽ dễ bị ửng đỏ và đau rát, đây cũng là biểu hiện của làn da nhạy cảm. Chính vì vậy, trước khi ra ngoài bạn nên bôi kem chống nắng vật lý có độ SPF 30 trở lên. Đồng thời, sử dụng các loại kem có thành phần titan dioxide và kẽm oxit rất thân thiện với làn da.
Hiện tượng da mặt bị nổi các mạch máu nhỏ li ti (được gọi là giãn mao mạch) là dấu hiệu của da nhạy cảm dễ nhận biết nhất. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng dễ tổn thương và độ đàn hồi kém như: vùng đầu mũi, hai bên má, hai bên thái dương, vùng trước xương quai hàm.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng giãn mao mạch trên da mặt gồm: di truyền, thời tiết, tia UV, rối loạn nội tiết, dùng mỹ phẩm không phù hợp, sử dụng các chất kích thích, tuổi tác,…
Lúc này, các thành mạch vận chuyển máu trở nên yếu dần, do động mạch máu bị tắc nghẽn khiến các tia máu ứ đọng và quá trình tuần hoàn máu trên da không đều. Để có biện pháp khắc phục tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cho mình phương pháp điều trị thích hợp.
Những người có làn da nhạy cảm thường rất dễ bị kích ứng bởi các loại dược mỹ phẩm có mùi hương. Thông thường, các loại dầu trị liệu như tinh dầu quế, đinh hương hoặc bạc hà rất gây kích ứng với da nhạy cảm. Tình trạng da mẩn đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn khi tiếp xúc với nước hoa chính là dấu hiệu dễ nhận biết của da nhạy cảm. Chính vì thế, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không mùi, không hương liệu hoặc các sản phẩm fragrance-free để tránh bị kích ứng da.
Những ngày thời tiết lạnh hay hanh khô, da của bạn có xu hướng đỏ và nổi mẩn và khô rát. Khi làn da bị viêm thì bạn nên lựa chọn các sản phẩm làm dịu da được chiết xuất từ hoa cúc hoặc trà xanh.
Nguyên nhân là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể của bạn không kịp thay đổi để thích nghi với môi trường. Điều này khiến cơ thể phản ứng lại bằng các biểu hiện như: mề đay, sung huyết, phù nề, ngứa, nổi mẩn,…
Để cải thiện tình trạng trên, bạn nên ưu tiên dùng các sản phẩm có chiết xuất từ hoa cúc, hoa hướng dương, nha đam,… Những nguyên liệu này có thành phần dịu nhẹ, làm dịu da nhạy cảm hiệu quả.
Lưu ý, nếu tình trạng dị ứng quá nặng, bạn nên gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời.
Da nhạy cảm thường tiết ra một lượng dầu nhiều hơn bình thường để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt độ ẩm trên da. Kết quả, da dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn trứng cá nặng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn không nên rửa mặt quá hai lần một ngày và nên chọn dòng sữa rửa mặt cho da nhạy cảm. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn các phương pháp trị mụn từ thiên nhiên như: tinh dầu tràm trà, witch hazel và tránh dùng các sản phẩm chất cồn, benzoyl peroxide hoặc salicylic acid.
Rất nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn giữa dị ứng và sự nhạy cảm của da. Dưới đây là một số cách nhận biết.
Theo các chuyên gia, dị ứng có mức độ nghiêm trong hơn so với làn da nhạy cảm.
Cụ thể, các triệu chứng điển hình của da bị dị ứng là sẽ phát ban, nóng rát, đỏ ngứa,… lúc này bạn hãy lập tức đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam, phần lớn những người bị dị ứng da sẽ gặp các chất sau đây:
Một số dị ứng hoặc kích ứng da sẽ tự động hết trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng cũng có một số trường hợp không khỏi khiến da bạn gặp vấn đề nghiêm trọng, hãy chủ động đến bệnh viện để được khám kịp thời bạn nhé!
Hy vọng những thông mà Venuko chia sẻ trên đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc làn da nhạy cảm “khó yêu, khó chiều” này. Chúc bạn luôn tự tin với làn da khỏe mạnh, không tì vết nhé!
Tìm hiểu những sản phẩm tốt cho da nhạy cảm: